Phân biệt Petrovietnam và Petrolimex

Cập nhật: 18/12/2017 | 3:15:30 PM

Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), thậm chí còn cho rằng, hai tập đoàn là một. Bài viết xin cung cấp những thông tin cơ bản nhằm phân biệt rõ hơn về hai tập đoàn kinh tế này để bạn đọc tường minh.

Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn D

Phân biệt Petrovietnam và Petrolimex

07:00 | 13/08/2014

Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), thậm chí còn cho rằng, hai tập đoàn là một. Bài viết xin cung cấp những thông tin cơ bản nhằm phân biệt rõ hơn về hai tập đoàn kinh tế này để bạn đọc tường minh.

Trước hết, cần nhắc lại, ngày 5-11-2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2009/NÐ-CP về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước nhằm những mục tiêu cơ bản như: Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vai trò bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân; tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn và tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế.

Khác biệt cơ bản

Petrolimex được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QÐ-TTg ngày 31-5-2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo Văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17-8-2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Vốn điều lệ: 10.700 tỉ đồng. Cơ cấu phát hành cổ phần lần đầu: Nhà nước nắm giữ 94,99%, phát hành ra công chúng 5,01%. Tổng số cổ phần đã phát hành theo cả 3 hình thức ưu đãi cho người lao động, đấu giá công khai và thỏa thuận là: 53.598.133 cổ phần (phát hành hết 100% = 5,01%).

Phân biệt Petrovietnam và Petrolimex

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu. Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác.

Petrovietnam (viết tắt là PVN) là công ty nhà nước được quyết định chuyển thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 924/QÐ-TTg ngày 18-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ với vốn điều lệ là 177.628 tỉ đồng. Ngày 29-4-2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tăng vốn điều lệ cho PVN để cân đối nguồn vốn đầu tư các dự án của Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Cụ thể, mức vốn điều lệ dự kiến tại thời điểm ngày 31-12-2015 của PVN là 301.400 tỉ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrovietnam là nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu… Bên cạnh đó còn có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước; khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước; đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón; đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo.

Biểu tượng (Logo) của Petrovietnam với hai màu chính là màu xanh da trời của nền và màu đỏ của ngọn lửa hai nhánh được bắt đầu từ trong lòng chữ V (chữ đầu của từ Việt Nam) được cách điệu tạo cho khoảng trống ở giữa hai ngọn lửa giống hình đất nước. Nhánh màu đỏ cháy lên từ chữ V của hàng chữ màu trắng PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Biểu tượng (Logo) của Petrolimex miêu tả hình tượng Phuy xăng và Giọt dầu, cách điệu thành chữ P của từ Petrolimex.

Thị phần xăng dầu

Ðiều bạn đọc thường không phân biệt rõ ràng nhất liên quan đến thị trường xăng dầu, loại hàng hóa đặc biệt mang tính chiến lược không thể thiếu và liên quan mật thiết đến đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc gia.

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 17 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác, Petrolimex có nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Petrolimex hiện đang chiếm gần 60% tổng hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu.

Ðối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng.  Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 48%.

Petrovietnam hiện có 2 đơn vị thành viên (do Petrovietnam nắm giữ 100% vốn) tham gia thị trường xăng dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR). PV OIL hiện có 13 đơn vị trực thuộc (7 xí nghiệp, chi nhánh, 1 văn phòng đại diện ở nước ngoài, 5 Ban QLDA đầu tư xây dựng), 31 công ty thành viên có vốn góp chi phối (2 công ty ở nước ngoài) và 21 công ty liên kết. Hệ thống cửa hàng xăng dầu sở hữu của tổng công ty đạt con số trên 500, cùng với hơn 2.500 cửa hàng thuộc các tổng đại lý/đại lý của tổng công ty đang đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng công ty phát triển ổn định. Ðội xe bồn, xà lan và tàu vận tải của PV OIL Trans cũng không ngừng tăng lên đảm bảo cung cấp nguồn ổn định cho hệ thống của hàng xăng dầu toàn tổng công ty và hệ thống đại lý/tổng đại lý. PV OIL cũng có nhiệm vụ thực hiện chủ trương bình ổn giá xăng dầu của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Hiện PV OIL chiếm khoảng 17% thị phần xăng dầu trong nước. Còn lại 35% là do 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác nắm giữ (các doanh nghiệp này không thuộc hệ thống của Petrovietnam và Petrolimex).

BSR là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. BSR có các ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phân phối dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ và các hóa phẩm, phụ gia, xúc tác, vật tư, phương tiện, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công việc lọc và hóa dầu…

Hiện nay sản phẩm xăng dầu do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất chiếm khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước; 70% còn lại là do các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu khác được cấp phép nhập khẩu.

Theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NÐ-CP của Chính phủ ngày 15-10-2009 về kinh doanh xăng dầu, quản lý giá bán xăng dầu được thực hiện trên nguyên tắc cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước. Thực tế hiện nay, để đảm bảo ổn định mặt bằng giá, tránh những xáo trộn lớn về giá cả ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, mặt bằng giá xăng dầu được Nhà nước giữ tương đối ổn định trong những khoảng thời gian tương đối dài, bất chấp thị trường có biến động lớn. Nhà nước can thiệp vào giá cả xăng dầu thông qua các công cụ tài chính và thông qua quỹ bình ổn xăng dầu.

Nguyễn Tiến Dũng

 

Thống kê web

Tin tức